Điều gì xảy ra khi mẹ mang thai tháng thứ 9?
– Mẹ sẽ tiếp tục tăng cân, nhưng một số mẹ bầu có thể nhận thấy có sự giảm cân trong tháng này, nhưng không đáng lo, vì do sự sụt giảm sản xuất nước ối. Hầu hết mẹ bầu trông rất to, cồng kềnh và không hấp dẫn nhưng đừng lo lắng vì điều đó là hoàn toàn bình thường. Sau khi sinh, với tập thể dục và chế độ ăn uống hợp lý, mẹ sẽ trở nên bình thường.
– Vú sẽ trở nên to hơn, mềm và rỉ sữa…
– Đi tiểu thường xuyên: mẹ sẽ thường xuyên đi tiểu trong thời gian mang thai tháng thứ 9. Sự gia tăng trọng lượng của bé, sẽ tạo nên áp lực trên bàng quang càng lớn. Vì vậy, mẹ sẽ cảm thấy một sự thôi thúc thường xuyên đi tiểu. Tháng này, đầu của bé đã xuống tiểu khung để sẵn sàng cho sự ra đời.
– Gia tăng mệt mỏi: Hầu hết mẹ bầu trở nên dễ mệt mỏi khi mang thai tháng thứ 9, trong khi một số mẹ khác cảm thấy đầy năng lượng. Đừng lo lắng điều này, hoàn toàn phổ biến vì bé của mẹ vẫn đang phát triển. Trong thời gian mang thai tháng thứ 9, bé thường tăng cân 2½ pounds và chiều dài 2 inch. Nói chung, mẹ có thể cảm thấy không thoải mái với áp suất trong bụng mẹ và cân nặng của bé gia tăng. Vì vậy, điều quan trọng là nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
– Cảm giác phù nề hơn: Mẹ có thể thấy sưng mắt cá chân và bàn chân hơn. Ngoài ra mẹ có thể nhận thấy khuôn mặt mình hơi phúng phính hơn một chút.
– Điều quan trọng là theo dõi chuyển động của bé trong những tháng cuối thai kỳ. Bằng cách đó, nếu có bất kỳ bất thường nào, mẹ nên báo bác sĩ ngay lập tức để được an toàn. Mẹ nên biết biểu hiện cơn co thắt Braxton Hicks hay còn gọi dấu hiệu chuyển dạ giả. Mẹ có thể cảm thấy những cơn co thắt thường xuyên hơn vì mẹ đang gần ngày sinh. Ngoài ra, mẹ nên biết dấu hiệu chuyển dạ thật sự:
- Cơn co thắt không ngừng ngay cả khi mẹ di chuyển hoặc thay đổi vị trí của mẹ.
- Chúng bắt đầu ở phía sau và tỏa dần dần quanh vùng bụng của mẹ.
- Các cơn co thắt xuất hiện nhiều hơn năm lần một
- Cơn co kéo dài 30 đến 70 giây.
- Theo thời gian cơn co càng lúc càng mạnh.
- Cường độ cơn đau mỗi lúc mỗi tăng lên khi đi bộ .
- Cơn co xuất hiện vào những khoảng thời gian đều đặn.
– Đột nhiên nếu mẹ nhận thấy những cơn co thắt đau đớn hơn và sự xuất hiện chất dịch từ âm đạo không có mùi và không màu, hoặc tiêu chảy bất thường hoặc rò rỉ chất nhầy. Sự xóa mở cổ tử cung bắt đầu và trở nên mỏng hơn khi bé chuẩn bị ra đời, đó là thời gian để gọi “Mụ đỡ đẻ” vì túi ối đã vỡ và bé đã sẵn sàng để ra đời!
Phụ nữ mang thai tháng thứ 9 cần lưu ý gì?
- Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ cần gặp bác sĩ sản khoa mỗi tuần. Trong mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của mẹ có những thay đổi gì chỉ ra các dấu hiệu báo sinh. Trong những lần khám cuối cùng với bác sĩ sản khoa, hãy hỏi bác sĩ nếu mẹ vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào về chuyển dạ và sinh nở.
- Tập thở: Với việc tăng kích cỡ bụng, mẹ sẽ khó thở hơn. Vì vậy, tốt hơn là mẹ nên học các kỹ thuật thở và cũng có thể tham gia các lớp học yoga trước khi sinh. Ngoài ra, khi mẹ bước vào chuyển dạ thực sự, các kỹ thuật thở này sẽ giúp mẹ rất nhiều.
- Tập thể dục cho bà bầu: nếu bác sĩ của mẹ chấp thuận, mẹ có thể và nên tiếp tục di chuyển. Tập thể dục có thể giúp mẹ làm giảm đau nhức trong giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp tâm trạng tốt hơn và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng như tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.
- Hãy chuẩn bị tinh thần và thể chất cho những điều sắp xảy ra. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên uống thuốc bổ vitamin. Ăn một lượng nhỏ vài lần và ăn những thức ăn lành mạnh.
- Mẹ không nên hút thuốc hoặc uống rượu vì chúng có thể gây hại nghiêm trọng cho bé của mẹ. Mẹ nên tự hào về mình là đã đối mặt với tất cả những thách thức, đau đớn, đau nhức và khó chịu. Bây giờ mẹ đang ở trong giai đoạn hân hoan chào đón một thiên thần nhỏ bé sắp ra đời.
- Hãy cố gắng thư giãn càng nhiều càng tốt và mẹ chỉ nên nghĩ đến các khía cạnh tích cực về những việc sắp tới. Hãy dành thời gian để đọc hay suy nghĩ về những ngày đầu của em bé để giúp ngăn ngừa sự hoảng loạn và căng thẳng sau khi sinh. Nghe nhạc thư giãn và uống một lượng nước trái cây mình thích để có cảm giác thoải mái hơn.
- Ngủ, ngủ, và ngủ: Điều này xuất phát từ kinh nghiệm các mẹ bầu. Mẹ cố gắng tranh thủ ngủ khi có thể. Mất ngủ có thể gây nhiều ảnh hưởng bất lợi cho mẹ, hãy cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Chất lượng giấc ngủ không những tốt cho mẹ mà cả cho bé yêu đang phát triển trong bụng mẹ.
- Nếu bạn đã con con, nên dành thời gian để chuẩn bị tinh thần cho con vể việc bé sẽ trở thành anh/chị gái của em bé trong bụng mẹ. Mẹ có thể thủ thỉ với bé về việc đặt tên cho em, chọn màu áo, màu quần,…giúp bé khỏi bỡ ngỡ khi em ra đời. Đó là một cách quan trọng để củng cố mối quan hệ gia đình.
- Tháng cuối thai kỳ có thể là một khoảng thời gian rất đáng trân trọng, đó là khoảng thời gian khi mẹ và ông xã, cùng với bé đầu lòng (nếu có), nên cùng nhau chia sẻ khoảng thời gian rất đặc biệt và đáng nhớ này.
- Mẹ hay ông xã cũng nên lập danh sách những ai có thể giúp đỡ khi mẹ sinh trong bệnh viện và phân công cụ thể ai làm gì cùng giờ giấc thích hợp. Tình huống khẩn cấp nên liên hệ ai, ngoài ông xã của mẹ ra.
- Lập kế hoạch tuyến đường đến bệnh viện: trong điều kiện hay kẹt xe hiện nay, hành trình đến bệnh viện trong giai đoạn mẹ chuyển da thực sự đó cũng là mối lo âu. Nhưng nếu mẹ và ông xã có kế hoạch định tuyến trước, có thể giúp tài xế lái xe an toàn và hợp lý đến bệnh viện kịp thời hơn.
Những dấu hiệu bất thường khi mang thai tháng cuối
Xuất hiện các cơn đau gò cứng bụng
Ở thời điểm này, sự khó chịu ở phần bụng ngày một nhiều. Nguyên nhân là do em bé đã lớn hơn rất nhiều nên tử cung của mẹ phình to hơn và chèn ép các cơ quan xung quanh.
Khi mẹ hoạt động, tập thể dục hay làm việc trong thời gian dài, các cơn gò cứng bụng sẽ xuất hiện. Đây là hiện tượng phổ biến đối với các mẹ bầu. Nếu mẹ ngồi nghỉ một lúc, các cơn đau này cũng giảm đi thì mẹ không cần quá bận tâm.
Nếu như các cơn đau vẫn không thuyên giảm mà tần suất xuất hiện còn nhiều hơn (khoảng 10 lần / ngày) thì đây là dấu hiệu cho biết cơ thể mẹ đang không ổn. Lúc này, mẹ cần phải đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Chảy máu
Nếu bị chảy máu khi mang thai tháng cuối thì có thể mẹ đã đến lúc chuyển dạ hoặc gặp một vấn đề bất thường. Vì vậy, khi gặp hiện tượng trên, mẹ cần phải đi bác sĩ ngay.
Đột nhiên bị đau bụng kèm theo chảy máu
Đây có thể là biểu hiện của một số tình trạng sau:
- Dọa sinh non: Do tử cung co thắt, các cơn gò cứng sẽ xuất hiện đều đặn trong khoảng thời gian nhất định tương tự như đau chuyển dạ.
- Dọa sảy thai: Dù mẹ đã dừng mọi hoạt động và ngồi nghỉ, nhưng cơn gò cứng bụng vẫn không giảm và có máu đông chảy ra.
- Nhau bong non: Thông thường, nhau thai sẽ tự bong ra cơ thể của mẹ sau khi sinh. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp, nhau thai bong trước khi được sinh ra. Khi bị tình trạng này, mẹ sẽ phải đối diện với các cơn đau dữ dội và bất ngờ. Tử cung của mẹ sẽ bị xuất huyết nhưng lượng máu chảy ra ngoài lại không nhiều.
Tháng cuối thai kỳ mẹ nên làm gì?
Tham khảo:
- Mẹ nên chuẩn bị bộ dụng cụ cho bé khi sinh (đa phần hiện nay ở các bệnh viện có làm điều này, nhưng cũng tùy từng nơi).
- Chuẩn bị drap giường, gối, khăn lông, dụng cụ tắm rữa, vệ sinh cho bé tại nhà (sau khi bé được xuất viện).
- Trang trí phòng bé cũng là điều nên làm nếu mẹ có điều kiện kinh tế.
- Đem thẻ bảo hiểm y tế của mẹ, giấy tờ khám bệnh và sổ theo dõi sức khỏe mẹ trong kỳ mang thai.