VITAMIN D KHÔNG CHỈ CHO XƯƠNG PHÁT TRIỂN MÀ CÒN NÂNG CAO HỆ MIỄN DỊCH, GIẢM TỶ LỆ DỊ ỨNG, HEN SUYỄN…
PHÁT TRIỂN XƯƠNG
Mình từng thấy nhiều bố mẹ mua canxi cho những đứa trẻ uống rất vô tội vạ. Có lần mình gặp những đứa trẻ mới 5 tuổi mà uống 1 ngày 3 ống Corbie vì bố mẹ chúng tin rằng sẽ giúp chúng cao lớn ?! Chưa kể, họ còn nhầm lẫn canxi và vitamin D là 1!!!
Thực tế, bạn phải hiểu là canxi, phospho giống như những viên gạch xây nhà, được мáu vận chuyển tới xương. Nhưng ở xương có 1 cái cổng vận chuyển được điều khiển bởi Vitamin D. Nếu bạn thiếu vitamin D thì cái cổng ấy sẽ không mở. Mà không mở thì bạn có uống bao nhiêu canxi cơ thể bé cũng không thể hấp thụ mà sẽ đi theo phân ra ngoài! Trẻ em không cần uống canxi!! Canxi trong chế độ ăn là quá đủ rồi. Trẻ em cần Vitamin D3 để mở khoá cho Canxi, Phospho đi vào xương.
PHẦN LỚN PHƠI NẮNG SAI!!!
Thứ nhất, việc phơi nắng phải ĐÚNG. Nghĩa là không phải mang ra sáng sớm 6 giờ phơi vì giờ đó hàm lượng UV(B) không đủ cho cơ thể bé hấp thụ. Hàm lượng UV(B) tốt nhất để mà hấp thụ Vitamin D là 9-13h trưa! Quan điểm dân gian phơi sáng sớm và nhiều người ủng hộ quan điểm phơi nắng sáng sớm vì ánh sáng dịu nhẹ, không quá nắng gắt cháy da…nhưng thực sự không phải vậy: giờ đó chỉ có tia UV(A) độς нại thôi, không đủ UV(B) để tạo Vitamin D.
Mà bên cạnh đó, phơi là phải bộc lộ càng nhiều diện tích da của con càng tốt. Nghĩa là phải bộc lộ mặt, ngựς, 2 tay, 2 chân của bé chứ không phải quấn kít mít chỉ lộ khuôn mặt hay hé 1 tí xíu ở lưng!
Thứ hai, các nghiên cứu trên thế giới hiện nay đều ghi nhận 50% dân số thế giới thiếu hụt Vitamin D. Kể cả nghiên cứu trên 10.000 dân số Mỹ cũng ghi nhận cứ 10 người thì 6 người thiếu Vitamin D. Một số ý kiến Cho rằng việc thiếu hụt vitamin D là do Mỹ khu vực ôn đới nhưng một nghiên cứu khác ghi nhận trên dân số Ấɴ Độ rằng có tới 82% dân số Ấɴ Độ thiếu hụt Vitamin D! Nói thêm với các bạn biết là Ấɴ Độ cùng Vĩ tuyến với Việt ɴam nên góc ánh sáng và độ chiếu sáng mặt trời tương tự Việt ɴam và đương nhiên cao hơn Mỹ hay Châu Âu.
Ngày nay, tầng ozone không còn nguyên vẹn như xưa cho nên bản thân mình thấy dù có phơi đúng giữa trưa nắng với hy vọng đủ UV(B) cho con thì bạn và con bạn cũng hứng trọn tia UV(A) – loại tia gây tàɴ phá mô dưới da, lão hoá da và uɴg tнư da.
NÂNG CAO MIỄN DỊCH
Bộ 3 vitamin A-D3-C là bộ 3 vitamin miễn dịch nòng cốt cho hệ miễn dịch . Vitamin C: cái này huyền thoại chắc hẳn nhiều người biết mình xin phép không đề cập. Vitamin A: Mỗi năm có 2 đợt uống Vitamin A tại địa phương bạn cần lưu ý cho bé đi bổ sung vì nó không chỉ quan trọng cho mắt mà còn quan trọng cho hệ miễn dịch tiêu hoá. Nhiều nghiên cứu ghi nhận trẻ thiếu hụt Vitamin A thường mắc các tìɴh trạng nhiễm trùɴg hệ tiêu hoá cao hơn nhóm còn lại.
Vitamin D: Thật sự bản thân mình khi tìm hiểu về dinh dưỡng và nâng cao miễn dịch từ các nguyên liệu tự nhiên mới biết Vitamin D mới là chìa khoá CHÍNH trong hệ miễn dịch. Bởi vì nó điều hoà hơn 600 gen trong cơ thể mà hầu hết những gen này liên quan hoạt động của bạch cầu lympho – một loại bạch cầu bảo vệ cơ thể.
VITAMIN D VÀ HEN SUYỄN
Đầu năm 2020, tạp chí NEJM đã đăng tải một nghiên cứu chứng minh rằng việc bổ sung Vitamin D suốt thời gian thai kỳ giúp giảm tần suất khò khè và tỷ lệ hen suyễn nhũ nhi, viêm mũi dị ứng và chàm ở trẻ sơ sinh. Nói vậy không có nghĩa là nếu bạn uống Vitamin D trong thai kỳ thì con bạn sẽ HOÀN TOÀN không bị mà chỉ là tỷ lệ thấp hơn; ngược lại, không có nghĩa là nếu bạn quên uống Vitamin D trong thai kỳ thì con bạn CHẮC CHẮN sẽ bị mà chỉ là nguy cơ bị cao hơn nhóm còn lại.
Một nghiên cứu đăng trên Cochrane ghi nhận những người lớn bị hen suyễn nếu uống bổ sung vitamin D mỗi ngày thì tỷ lệ mắc cơn suyễn cấp nặng giảm tới 50%. Nghiên cứu cũng ghi nhận Vitamin D không cải thiện chức năng phổi.
LOẠI VITAMIN D NÀO?
Hiện nay, thị trường có 2 loại Vitamin D là D2 và D3 thì phụ huynh lưu ý mua loại D3 nhé, vì hoạt tính sinh học và tính khả dụng, hấp thu cao hơn D2.
LIỀU LƯỢNG
• Trẻ dưới 12 th tuổi: 400 IU/ ngày
• Trẻ 12th – 70 tuổi: 600-800 IU/ ngày
• “Trẻ” > 70 tuổi: 800-1200 IU/ngày
• Phụ nữ có thai : 600-800 IU/ngày
Mình thường tư vấn những nhóm sau cần bổ sung Vitamin D3
• Dân văn phòng thường dành thời gian 7h sáng tới 5-6h chiều ở trong phòng: 2 xịt
• Bà mẹ đang mang thai 2 xịt/ngày
• Bà mẹ đang cho con вú: 2 xịt/ngày, đặc biệt 6 tháng đầu sau sinh
• Trẻ <12 tháng tuổi: 1 xịt/ngày
• Trẻ >12 tháng tuổi: 2 xịt/ngày
BỔ SUNG TỚI KHI NÀO
Việc bổ sung trước đây được khuyến cáo đến khi trẻ ăn/uống đủ 600-800 IU/ngày. Nhưng hiện nay, với tỷ lệ thiếu hụt Vitamin D nhiều như hiện nay, các khuyến cáo đều khuyên trẻ em bổ sung mỗi ngày từ lúc sinh cho tới 9 tuổi. Đợt thứ 2 là khi trẻ vào tuổi dậy thì. Người lớn như bác sĩ chúng tôi vẫn uống Vitamin D liều cao mỗi 3 tháng. Còn trẻ em và phụ nữ nên bổ sung hàng ngày.
TÓM LẠI
• Phơi nắng là quan niệm không còn đúng nữa, cần thay đổi bằng thói quen bổ sung dạng xịt/nhỏ giọt cho bé ngay từ mới sinh.
• Vitamin D là “người gác cổng” giúp Canxi, Phospho đi vào xương cho nên trẻ CẦN Vitamin D3 chứ KHÔNG CẦN Canxi.
• Nên chọn sản phẩm Vitamin D3
• Vitamin D là một trong 3 Vitamin Nòng Cốt của Hệ Miễn Dịch (A-C-D3) và cần bổ sung mỗi ngày
• Vitamin D bổ sung đầy đủ thai kỳ thì GIẢM tỷ lệ hen suyễn, chàm, dị ứng ở trẻ sơ sinh
• Bản thân người lớn bổ sung Vitamin D cũng giảm tỷ lệ hen suyễn nặng 50%
• Bổ sung Vitamin D3 không những giúp trẻ phát triển xương, nâng cao miễn dịch mà còn giảm tỷ lệ dị ứng, chàm da, chàm sữa và hen suyễn. Quá tiện!
Hiện tại, nhiều bệnh nhân khám mình tư vấn cách bổ sung vitamin D3 như sau:
• mẹ xịt 2 nhát
• bố xịt 2 nhát (nếu là dân văn phòng)
• trẻ lớn (trên 12 tháng) xịt 2 nhát
• trẻ nhỏ (dưới 12 tháng) xịt 1 nhát
Nhiều khi bố mẹ quên thì anh nhỏ sẽ nhắc “mẹ xịt mẹ xịt…” vì loại này xịt vị dâu khá dễ chịu.
Nhiều bạn vào comment kiểu “xin hỏi ngày xưa mẹ bác sĩ nuôi bằng Vitamin D xịt hay phơi nắng?” Mình xin phép block. Bản thân mình thời Sinh viên Y cũng được dạy phơi nắng thì ông bà ta phơi nắng là điều quá bình thường. Vậy đọc xong những bài khuyến cáo khoa học đầy đủ bằng chứng như vậy, các bạn vẫn nói ông bà xưa vẫn vậy thì nay vẫn vậy thì mình không ý kiến nữa.
Y học thay đổi từng ngày. Có điều mới đúng hơn, phù hợp hơn để thay đổi cho điều cũ. Cũ là không còn phù hợp chứ chưa hẳn là sai, ta cần nhìn nhận và tiếp thu để phát triển cùng xã hội.
BS Nguyễn Thanh Sang